Ban đại điện Hội đồng quản trị ngân hàng chính sách xã hội huyện tổ chức phiên họp quí III năm 2024.
Ngày 22/10/2024, Ban Đại diện Hội đồng quản trị ngân hàng chính sách xã hội huyện tổ chức phiên họp quý III năm 2024. Dự và chỉ đạo có ông Trần Anh Chót - Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban Đại diện ngân hàng chính sách xã hội huyện.
Trong quý III năm 2024, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện uỷ, UBND huyện. Phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện và các tổ chức hội, đoàn thể đã tham mưu kịp thời cho Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo các ngành, đơn vị và các địa phương triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết của Ban Đại diện hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội và chỉ đạo của Tổng Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội đạt được nhiều kết quả đáng phấn khởi như:
- Tổng nguồn vốn đạt 633.707 triệu đồng, tăng 57.200 triệu đồng (10.88%) so với đầu năm; đạt 99,42%/ kế hoạch. Trong đó: Nguồn vốn Trung ương chuyển về là 605.931 triệu đồng, chiếm 97.8%/tổng nguồn vốn, tăng 53.286 triệu đồng (+9.64%) so với đầu năm; đạt 99,26% kế hoạch; Nguồn vốn địa phương là 27.776 triệu đồng, chiếm 4,4%/tổng nguồn, tăng 3.915 triệu đồng (+16.41%) so đầu năm; đạt 99,09% kế hoạch; Vốn huy động tại địa phương được trung ương cấp bù lãi suất đạt 60.111 triệu đồng, chiếm 9,4%/tổng nguồn, tăng so với năm trước là 10.834 triệu đồng, đạt 106,80% kế hoạch năm. Trong đó: tiền gửi tiết kiệm tổ là 30.379 triệu đồng, tăng 3.182 triệu đồng, đạt 111.6%/Kế hoạch; tiền gửi tiết kiệm dân cư là 29.732 triệu đồng, tăng 7.652 triệu đồng, đạt 102.24%/ Kế hoạch.
- Về hoạt động của điểm giao dịch xã đã đi vào ổn định, đảm bảo mỗi tháng tổ chức ít nhất 01 ngày giao dịch cố định tại xã. Đã tiết giảm chi phí, thời gian đi lại cho nhân dân.
- Nguồn vốn tín dụng chính sách của Chính phủ được quản lý, giám sát chặt chẽ và được công khai minh bạch tại khóm, ấp và Tổ Tiết kiệm và vay vốn. Tại buổi giao dịch xã Ngân hàng tổ chức họp giao ban với chính quyền địa phương, hội đoàn thể nhận ủy thác, Tổ Tiết kiệm và vay vốn để đánh giá kết quả đạt được, thuận lợi, khó khăn và đề ra giải pháp thực hiện.
- Các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn đã được đầu tư cho vay đúng đối tượng thụ hưởng, nhiều mô hình sản xuất kinh doanh phát triển theo định hướng chung của huyện, góp phần quan trọng vào mục tiêu, nhiệm vụ giảm nghèo, phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.
- Về công tác phối hợp giữa ngân hàng chính sách xã hội và Hội đoàn thể Ủy thác: Phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội cùng các Hội, đoàn thể huyện phối hợp tốt trong xây dựng kênh dẫn vốn hiệu quả đến người thụ hưởng thông qua Tổ Tiết kiệm vay vốn và Điểm giao dịch tại xã.
Phát biểu chỉ đạo tại phiên họp, ông Trần Anh Chót - Phó chủ tịch UBND huyện nêu lên những vấn đề cần tập trung thực hiện:
- Tiếp tục bám sát tham mưu cho Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo thực hiện tốt Chỉ thị 40-CT/TW ngày 22/11/2014 và Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư; Nghị quyết số 111/2024/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia...
- Chủ tịch UBND cấp xã là thành viên Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH cấp huyện trong triển khai thực hiện Phương án CCNCCLTD giai đoạn 2024-2025 theo Văn bản 3594/NHCS-BCĐ của Ban chỉ đạo và tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời tháo gở những khó khăn, vướng mắc trên địa bàn, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
- Tập trung thực hiện hoàn thành kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2024 được giao đảm bảo kịp thời, hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng đối tượng. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay.
- Tiếp tục phối hợp với các tổ chức chính trị - Xã hội nhận ủy thác, các bên có liên quan tập trung theo dõi thường xuyên rà soát đánh giá lại tất cả các món nợ khoanh theo Văn bản 368/NHCS-QLN và Văn bản 7399/NHCS-TDNN của Tổng Giám đốc; chủ động báo cáo tham mưu, phối hợp với UBND xã/thị trấn tập trung chỉ đạo các giải pháp xử lý nợ sau rà soát, phân tích; vận động, đôn đốc thu hồi, tham gia gửi tiết kiệm hàng tháng giảm áp lực nợ khoanh hết hạn.
- Tập trung thực hiện công tác xử lý nợ bị rũi ro do nguyên nhân khách quan đảm bảo đúng đối tượng, kịp thời, công khai, mình bạch, chính xác, đúng quy định. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, nắm bắt thông tin nâng cao chất lượng công tác quản lý và xử lý nợ rủi ro theo quy định.
- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về hoạt động tín dụng chính sách, nâng dần tỷ lệ tổ viên gửi tiết kiệm hàng tháng để tích lũy vốn tự có để trả nợ khi đến hạn; bên cạnh đó quan tâm công tác huy động tiết kiệm dân cư, tiết kiệm gửi góp linh hoạt để huy động nguồn lực cho tín dụng chính sách.