4. Tài nguyên đất:
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 78.204.04 ha, trong đó, đất cho sản xuất nông nghiệp là 63.320,22 ha, chiếm 80,97% diện tích tự nhiên, đất lâm nghiệp có rừng 8008,6 ha, chiếm 10,24%. Đất ở 933,65 ha, chiếm 1,19 %. Đất chuyên dùng 2.820,8 ha, chiếm 3,61%. Đất chưa sử dụng và sông rạch 3121,68 ha chiếm 3,99 %.
Huyện Đầm Dơi có 2 nhóm đất chính:
-Nhóm đất mặn có diện tích 43.183 ha, chiếm 55,2% diện tích đất tự nhiên.
- Nhóm đất phèn diện tích 32.334 ha chiếm 41,4%. Trong đó, đất phèn tiềm tàng 31.231 ha, đất phèn hoạt động 1103 ha. Nhìn chung đất phèn tiềm tàng chủ yếu ở độ sâu nên ít ảnh hưởng đến canh tác lúa. Tuy nhiên, khi xây dựng các kênh rạch làm thuỷ lợi cần lưu ý tránh bị tác động đến taàng sinh pheứn các khu vực nuôi tôm
Diện tích đất được phân bố trên 13 đơn vị hành chính huyện, trong đó, xaừ coự dieọn tớch lụựn nhất là xã Nguyeón Huân: 11.089,11 ha, nhỏ nhất là thị trấn Đầm Dơi: 1.038,45 ha.
Nhìn chung, đất nông nghiệp phân bố rải rác ở tất cả 13 đơn vị hành chính, song tập trung nhiều nhất ở Thanh Tùng và Tân Thuận. Đến cuối năm 2001 huyện Đầm Dơi đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 22.446 hộ. đạt 99,94% với diện tích 62.758 ha bằng 99,9% diện tích đất nông nghiệp.
5. Tài nguyên nước:
Nước mưa hiện là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho sản xuất nông nghiệp ( nhất là trồng lúa trên đất nuôi tôm trong mùa mưa ) và một phần cho sinh hoạt.
Nguồn nước ngầm: theo kết quả điều tra của Liên đoàn Bản đồ địa chất Miền Nam ( 1999 - 2001 ) ở huyện Đầm Dơi được phân chia thành 4 tầng chứa nước:
- Tầng 1 có độ sâu từ 30 - 32 m với bề dày tầng chứa nước 12 - 22 m - Tầng 2 có độ sâu 118 - 130 m bề dày tầng chứa nước 43 -70 m
- Tầng 3 độ sâu 190 - 198 m bề dầy chứa nước 25 - 52 m
- Tầng 4 độ sâu 295 m bề dầy chứa nước 40 m
Trên địa bàn huyện Đầm Dơi hiện đang khai thác nước ngầm như sau: ở khu vực thị trấn Đầm Dơi và khu vực chợ Cái Keo xã Quách Phẩm đang khai thác ở các tầng 2, 3 và 4 với độ sâu từ 88 -260 m. Các xã Tân Thuận và Hữu Huân đang khai thác ở độ sâu 86 - 140 m, các xã còn lại khai thác ở độ sâu tửứ 66 - 196 m.
Trữ lượng nước ngầm ở thị trấn Đầm Dơi khoảng 62.000m3/ ngày đêm. Hiện lượng nước khai thác chiếm khoảng 1/30 trữ lượng tiềm năng và 1/3 trữ lượng động.
Chất lượng nước ngầm từ tầng 2 đến tầng 4 đều tốt, không bị nhiễm mặn, thuộc nhóm nước mềm.
6- Tài nguyên rừng:
Diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 11.366 ha, tập trung ở địa bàn 3 xã là: Nguyễn Huân, Tân Tiến, Tân Thuận.
Chia theo đơn vị quản lý :
- Lâm ngư trường Đầm Dơi có diện tích 10.230 ha.
- Xã Tân Thuận có 1004 ha.
- Xã Tân Duyệt ( sân chim) có 132 ha.
Chia theo loại rừng gồm có:
- Rừng phòng hộ ven biển có 2287 ha
- Rừng kinh tế kết hợp môi trườngcó 8947 ha.
- Rừng Sân Chim có 132 ha.
Nhìn chung rừng Đầm Dơi ít có giá trị về khai thác gỗ song có vai trò quan trọng nhất là chức năng phòng hộ vì đây là rừng ven biển, ở vùng biển bị xói lở, chắn sóng... và bảo vệ môi trường sinh thái, có vai trò trong kết hợp nuôi trồng thuỷ sản. Trong những năm gần đây, tỉnh đã đầu tư cho khôi phục rừng song vẫn chưa được khôi phục rõ nét. Năm 2001, diện tích có rừng là 8066 ha, bao gồm rừng phòng hộ ven biển 1903 ha chiếm 83,2% đất rừng; rừng kinh tế kết hợp môi trường 6037 ha, chiếm 67,4%, rừng trong sân chim có 66 ha bằng 58% diện tích sân chim. Trữ lượng rừng năm 1999 là gần 86.000 m3, hiện nay khoảng trên 100.000 m3. Như vậy, hiện còn 3360 ha đất rừng chưa có rừng, đang được sử dụng vào mục đích nuôi tôm, bằng 29,56% tổng diện tích rừng.
7- Tài nguyên biển:
Tiềm năng kinh tế biển là một trong những thế mạnh của huyện, vùng biển Cà Mau là một trong 4 ngư trường lớn của cả nước, trữ lượng lớn , chủng loại đa dạng, nhiều loại có giá trị kinh tế cao như : tôm, mực, ghẹ, cá hồng, cá sạo, cá chim, cá mú. . .Các tổ chức quốc tế và trong nước đã nghiên cứu vùng biển Cà Mau và đánh giá trữ lượng hải sản ở vùng biển Cà Mau cho phép khai thác hàng năm khoảng 200 - 250 ngàn tấn, lớn nhất là ở vùng biển có độ sâu 21m - 50m.
Tài nguyên biển Đầm Dơi còn có đặc thù riêng về khả năng phát triển du lịch ven biển, làm muối ( vùng Tân Thuaọn là nơi làm muối duy nhất của tỉnh Caứ Mau)
8- Tài nguyên du lịch:
Đầm Dơi có tiềm năng du lịch sinh thái và du lịch biển, trong đó sân chim Đầm Dơi và bãi cát tại cửa biển Giá Lồng Đèn là những nơi có khả năng thu hút nhiều khách trong và ngoài nước đến tham quan.
9- Môi trường sinh thái:
Do quá trình công nghiệp hoá còn thấp, mức độ đô thị hoá chưa cao, kinh tế chủ yếu là ngư nông nghiệp cho nên tài nguyên thiên nhiên và môi trường chưa bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, do quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất diễn ra nhanh và trên quy mô lớn cùng với những đặc điểm tự nhiên cho nên huyện cần lưu ý một số điểm sau:
+ Quá trình chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang nuôi trồng thuỷ sản là quá trình chuyển đổi từ hệ sinh thái nước ngọt sang hệ sinh thái nước mặn đã làm cho hệ sinh thái nước ngọt bị suy giaỷm raỏt nhanh hoặc không phát triển. Hơn thế nữa, đất bị nhiễm mặn naởng muốn rửa mặn để trồng 1 vụ lúa ph¶i có thời gian và phải có lượng mưa lớn. Tình trạng sên bùn đất ở các đầm nuôi tôm đổ trực tiếp ra sông rạch khá phổ biến gây ô nhiễm nguồn nước, nhanh bồi lắng kênh rạch, lây lan dịch bệnh cho tôm nuôi.
+ Tình trạng sói lở bờ biển và bờ sông đang diễn ra tại Đầm Dơi, đặc biệt khu vực ven biển sói lở sâu vào đất liền lên tới hàng trăm mét, khu vực chợ Tân Tiến (Cây Tàng) cũng bị sạt lở rất nặng.
+ Tình trạng thải rác bừa bãi, nước thải sinh hoạt và công nghiệp ( chế biến thuỷ sản ) không qua xử lý thải thẳng xuống sông, kênh rạch đang là hiện tượng phổ biến trong huyện, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.